LỊCH SỬ THÀNH LẬP
HIỆP HỘI AN SINH XÃ HỘI VIỆT ÚC
(VIETNAMESE AUSTRALIAN WELFARE ASSOCIATION)
VAWA

Cộng Đồng Người Việt Tị Nạn Cộng Sản tại Sydney đã bắt đầu tổ chức những dịch vụ trợ giúp và hướng dẫn cho những người Việt Tị Nạn đến Úc kể từ khi Ủy Ban Vận Động Thành Lập Cộng Đồng Người Việt Tự Do phối Hợp với các anh em thuộc Hội Sinh Viên Quốc Gia Việt Nam Du Học tại Úc trong Chương Trình Colombo, mở một Văn Phòng Trợ Giúp và Hướng Dẫn cho những Người Tị Nạn Việt Nam tại đường John Street, Cabramatta vào cuối năm 1977. Tuy nhiên các sinh hoạt của Văn Phòng này rất giới hạn vì thiếu phương tiện. Tất cả các kinh phí điều hành và mướn Văn Phòng đều do tiền túi của các Thiện Nguyện Viên thuộc Ủy Ban và các Sinh Viên đóng góp mà không có bất cứ một sự tài trợ nào của Chính Phủ. Cho tới hai năm sau (1979) khi Hội Đồng Các Tổ Chức Việt Nam được thành lập thì các sinh hoạt này mới được mở rộng khi Chính Phủ Liên Bang cũng như Tiểu Bang NSW bắt đầu tài trợ cho các Chương Trình Định Cư (Grant In Aid Program - GIA), An Sinh Xã Hội (Social Welfare) và Thanh Thiếu Niên (Youth Services).

Đó là thời điểm những Nhân Viên Xã Hội đầu tiên của Cộng Đồng khởi sự cung cấp các dịch vụ trợ giúp cho người Tị Nạn Cộng Sản Việt Nam tại Sydney. Mười năm sau đó (1989) con số người Tị Nạn Việt Nam ngày càng đông, những nhu cầu về An Sinh Xã Hội ngày càng nhiều, con số những Nhân Viên Xã Hội Việt Nam vì đó mà gia tăng nhanh chóng, tuy nhiên vẫn còn gặp rất nhiều khó khăn trong các dịch vụ xã hội do các vấn đề mới xuất hiện. Sự khác biệt về văn hóa, cách giáo dục con cái, môi trường tranh đấu cho cuộc sống hàng ngày đã khiến sự liên hệ giữa gia đình và con cái trở nên rời rạc, suy xụp, xung khắc và từ đó nẩy sinh ra các tệ nạn xã hội như ma túy, cờ bạc, bạo hành trong gia đình… mà Cộng Đồng Việt Nam chúng ta phải gánh chịu gần hai thập niên qua. Những người trẻ hầu như bị lọt khỏi “hệ thống an toàn”, phải phấn đấu để trưởng thành trong một xã hội mới với tất cả những hoang mang và khó khăn không định hướng. Khi nhận định được những nhu cầu khẩn thiết của giới trẻ Việt Nam, một nhóm các Nhân Viên Xã Hội đã họp lại với nhau hai tháng một lần dưới sự chủ trì của anh Nguyễn Tiếp (gồm các anh Nguyễn Đình Hùng, Lê Hiển, Dương Xuân, Võ Minh Cương) để chia sẻ những kinh nghiệm, những ý kiến nói lên sự quan tâm của họ cho tiền đồ của lớp trẻ Việt Nam tại Úc Châu. Từ những buổi họp mặt ban đầu này, Hội Nhân Viên Xã Hội Úc Việt (Vietnamese Australian Welfare Association - VAWA) được hình thành.

Ngày 14 Tháng 9 Năm 1990, Hội Nhân Viên Xã Hội Úc Việt chính thức đăng ký để trở thành một Hội Đoàn với danh xưng The Vietnamese Australian Welfare Association in New South Wales Incorporated - số đăng bộ Y 10331-18, sinh hoạt và liên hệ mật thiết với Liên Hiệp Các Nhân Viên Xã Hội Việt Nam (Vietnamese Workers Interagency – VWI) thời bấy giờ. Sau khi đăng ký, một phiên họp khoáng đại được tổ chức và Anh Lê Hiển được bầu làm vị Chủ Tịch đầu tiên của Hội cho nhiệm kỳ 1990-1991.

Năm 1991, Hội Nhân Viên Xã Hội Úc Việt vẫn chưa có văn phòng hoặc nhân viên nhưng đã nhận được một tài trợ nhỏ từ Bộ Di Trú, Chính Quyền Địa Phương và Sắc Tộc Sự Vụ (Departmenmt of Immigration, Local Government and Ethnic Affairs – DILGEA) cho một chương trình nghiên cứu mang tên “ Cơ Hội và Sự Công Bằng liên hệ tới vấn đề Giáo Dục, Việc Làm và Huấn Luyện cho giới trẻ Việt Nam”. Tuy nhiên vì nguồn tài nguyên hạn chế, bao gồm cả nguồn nhân lực sử dụng cho công cuộc nghiên cứu này nên Hội Nhân Viên Xã Hội Úc Việt đã phải ký khế ước giao cho Hội Đồng Các Cộng Đồng Sắc Tộc (Ethnic Community Council – ECC) thực hiện cuộc nghiên cứu này. Cuộc nghiên cứu đã đưa ra những vấn đề hiện hữu cần được lưu tâm như thiếu cơ hội và sự công bằng đối với giới trẻ Việt Nam trong nhiều lãnh vực, đặc biệt nhấn mạnh đến lãnh vực Giáo Dục, Việc Làm và Huấn Luyện.

Sau khi kết quả cuộc khảo cứu được công bố, Ban Chấp Hành Hội Nhân Viên Xã Hội Úc Việt tổ chức những cuộc họp nhằm mục đích thực hiện tiếp nối những điều được ghi nhận và những đề nghị từ cuộc nghiên cứu này. Tuy nhiên cho tới thời điểm đó, Hội Nhân Viên Xã Hội Úc Việt vẫn chưa có văn phòng, dụng cụ và nhân viên, nên phần lớn những công việc được những anh em thành viên của Hội chia nhau thực hiện.

Trong Đại Hội Thường Niên Kỳ Thứ Nhất, chị Lê Nguyệt Ánh được ủy nhiệm vào chức vụ Chủ Tịch cho nhiệm Kỳ 1991-1992. Khi Tân Ban Chấp Hành nhận thức ra rằng nếu cứ tiếp tục như thế này thì các sinh hoạt của Hội sẽ rất chậm và thiếu hiệu quả trong những các tác vụ nghiêm trọng nên VAWA đã làm đơn xin tài trợ từ DILGEA (bây giờ là Bộ Di Trú và Quốc Tịch – DIAC) qua chương trình Trợ Giúp Đinh Cư (GIA).

Sau khi nhận được tài trợ (1992), VAWA có được người Nhân Viên đầu tiên và mướn được một bàn làm việc tại Trung Tâm Tài Nguyên Di Dân cũ tại Campsie (Campsie Migrant Resources Centre – MRC). Người Nhân Viên đầu tiên đó là cô Anne-Marie ELIAS-SCHNEIDER, là một trong những khảo cứu gia trong chương trình nghiên cứu kể trên. Sau mười tháng cô Anne-Marie xin nghỉ sinh sản và anh Trần T. Trí tạm thời thay thế trong 4 tháng như là Nhân Viên Tạm Điền Khuyết. Sau bốn tháng, anh Trí rời tổ chức đi Tân Gia Ba và Phi Luật Tân, trong khi đó, Anne-Marie xin từ chức về nhà trông nom toàn thời cho đứa con đầu lòng. Cùng lúc đó, VAWA phải tổ chức Đại Hội Thường Niên Kỳ Hai, chị Lê Nguyệt Ánh từ nhiệm chức vụ Chủ Tịch và anh Nguyễn Đình Hùng được bầu lên thay thế cho nhiệm kỳ 1992-1993. Tác vụ ưu tiên hàng đầu của vị Tân Chủ Tịch và Tân Ban Chấp Hành là tuyển mộ một Nhân Viên GIA mới. Anh Lê Hiển đã được bổ nhiệm trong số hơn nửa tá các ứng viên xuất sắc. Chỉ sau sáu tháng, Anh Hiển rời khỏi chức vụ để tới một “cánh đồng tươi mát” hơn và được thay thế bởi anh Nguyễn Ninh. Trong thời gian này, anh Nguyễn Ninh đã bắt đầu thực hiện Bản Tin VAWA cho cộng đồng những Nhân Viên Xã Hội và Cộng Đồng tại Tiểu Bang NSW. Đây là ấn bản đầu tiên độc nhất vô nhị tại Úc Châu.

Anh Nguyễn Đình Hùng tiếp tục nhiệm vụ Chủ Tịch của Hội thêm một nhiệm kỳ nữa (1993-1994) và được thay thế bởi anh Thomas Nguyễn cho hai nhiệm kỳ kế tiếp (1994-1995 & 1995-1996).

Trong thời gian ba năm sau đó (1996), VAWA từ “một chiếc bàn, một nhân viên” đã tiếp tục phát triển để có được một văn phòng riêng (mặc dù vẫn phải chia) tại trung tâm Bankstown và mua được một chiếc xe buýt cho các dịch vụ cộng đồng. VAWA cũng nhận được thêm một ngân khoản tài trợ của Bộ Dịch Vụ Cộng Đồng (DOCS) để có thêm một Nhân Viên Hỗ Trợ Thanh Thiếu Niên Vô Gia Cư (Homeless Youth Support Worker - HYSW). Song hành với vai trò này, VAWA tiếp nhận quản thủ hai căn hộ tại Bass Hill nhằm cung cấp nơi ăn chốn ở và hỗ trợ cho các thanh thiếu niên Đông Dương. Nhân Viên đầu tiên đảm nhiệm chức vụ này là anh Nguyễn Đức (1996).

Anh Nguyễn Đình Hùng trở lại vị trí Chủ Tịch thay thế cho anh Thomas trong nhiệm kỳ 1996-1997.

Sau hai năm, anh Đức giã biệt tổ chức. Anh Ninh rời VAWA để nhận việc Dậy Học và Điều Hợp Viên tại TAFE sau ba năm đóng góp tích cực cho các dịch vụ của VAWA. VAWA một lần nữa lại có Đại Hội Thường Niên vào giữa lúc rối ren như thế.

Anh Nguyễn Đình Hùng từ nhiệm chức vụ Chủ Tịch, anh Nguyễn Vinh lên thay thế cho nhiệm kỳ 1997-1998 và đã tiếp tục nhiệm vụ này trong suốt năm nhiệm kỳ liên tiếp (1998-1999, 1999-2000, 2000-2001 & 2001-2002) và trở thành vị Chủ Tịch lâu đời nhất của VAWA tính tới thời điểm này.

Tác vụ đầu tiên của anh Vinh và Tân Ban Chấp Hành là tuyển mộ hai Nhân Viên mới cho hai vị trí GIA và HYSW. Anh Trần T. Trí đã được bổ nhiệm tạm thời vào chức vụ Điều Hợp Viên (1996) để thực hiện các báo cáo, tổ chức Đại Hội Thường Niên và điều hành các dịch vụ của VAWA trong khi chờ đợi một sự sắp xếp vĩnh viễn.

Cả hai vị trí Nhân Viên Phát Triển Kế Hoạch Thanh Thiếu Niên và Điều Hợp Viên (Youth Policy Development & Coodinator – YPD & C) và Nhân Viên Hỗ Trợ Thanh Thiếu Niên Vô Gia Cư (HYSW) được tuyên bố bỏ trống và tiến trình tuyển dụng bắt đầu (1998).

Sau sáu tuần lễ tìm kiếm và phỏng vấn, anh Trần T. Trí được bổ nhiệm vào chức vụ Nhân Viên Phát Triển Kế Hoạch Thanh Thiếu Niên và Điều Hợp Viên (YPD & C) với những tác vụ chính như: tổ chức việc tuyển mộ Nhân Viên Hỗ Trợ Thanh Thiếu Niên Vô Gia Cư (HYSW), hoàn tất những tác vụ còn lưu lại trong thời gian không có nhân viên, tái tổ chức lại văn phòng VAWA và làm đơn xin thêm tài trợ cho cả hai vị trí trên (YPD&C và HYSW). Anh Trí rời Tổ chức vào năm 2006. Cũng tại thời điểm này, vai trò Điều Hợp Viên được hủy bỏ và chương trình YDP cũng được đổi thành Chương Trình Tài Trợ Định Cư (Settlement Grant Program - SGP) do Bộ Di Trú và Sắc Tộc Sự Vụ tài trợ. Chị Trần Thị Kim Anh được tuyển làm Nhân Viên Điều Hành Chương Trình cho tới năm 2010 khi chương trình tài trợ này chấm dứt.

Kể từ năm 1998, vị trí của Nhân Viên Hỗ Trợ Thanh Thiếu Niên Vô Gia Cư (HYSW) đã được thay phiên điều hành bởi Sorn Yin (sau khi anh Đức từ chức), Đào Văn Nhơn, Ngô Yến Nga, Nguyễn Kiều Phi trong năm 1998 và chị Phi tiếp tục cho tới đầu năm 2001. Sau đó Thạch Mỹ Lí, Trần Châu thay nhau điều hành cho tới giữa năm 2003 thì được thay thế bởi anh Lê Đức Ái. Anh Ái đã hoàn tất tốt đẹp nhiệm vụ được giao phó cho tới khi chương trình HYSW chấm dứt vào cuối năm 2009.

Sau năm nhiệm kỳ, anh Vinh xin rút lui và trong Đại Hội Thường Niên Kỳ Thứ 12, chị Chanta Christie Mầu được bầu lên thay thế chức vụ Chủ Tịch VAWA nhiệm kỳ 2002-2003 và tiếp tục nhiệm kỳ thứ hai 2003-2004.

Tới thời điểm này, VAWA đã có một Văn Phòng riêng biệt “Một Mình Một Chợ” không còn lệ thuộc vào ai. VAWA đã tái phối trí một vài dự án mà trước đây chúng ta đã cộng tác với những tổ chức khác. Chúng ta đã cắt giảm chi phí để có tiền mua một máy fax (đúng thế, trước đây VAWA đã không có đường giây cho fax cũng như máy fax), một máy in (photocopy) và thêm một máy vi tính (computer) cho các Nhân Viên Dự Án hoặc các Thiện Nguyện Viên sử dụng. VAWA đồng thời di chuyển ra phía trước của tòa nhà để có được một Văn Phòng riêng biệt thay vì phải chia sẻ với một tổ chức thân hữu. Chúng ta vẫn tọa lạc tại toà nhà này vì nó thuận tiện cho chúng ta cùng xử dụng chung hai phòng họp lớn với những phần sở khác trong cùng một toà nhà. Và cũng tại nơi đây chúng ta đã ngự trị cho tới ngày nay tại số 6-8 Saigon Place (tên đường cũ: Bankstown City Plaza) Bankstown, ngay đối diện với ga xe lửa Bankstown.

Sau hai nhiệm kỳ, Chanta Mầu từ nhiệm và anh Diệp Thanh Hoàng được Đại Hội bầu vào chức vụ Chủ Tịch cho nhiệm kỳ hai năm (2005-2007) đầu tiên sau khi Bản Nội Qui được tu chỉnh. Tuy nhiên chỉ được hơn một năm, vì những lý do bất khả kháng, anh Hoàng đã xin từ nhiệm và chị Hồ Thuý Ái được chỉ định tạm thời thay thế cho tới ngày Đại Hội Thường Niên. Vì những khó khăn liên tục gây trở ngại cho việc điều hành Hội, chị Thúy Ái đã triệu tập một Đại Hội Bất Thường vào Tháng Sáu 2006 để giải quyết vấn đề. Trong dịp này, anh Nguyễn Đăng Khoa đã tình nguyện đứng ra tái tổ chức lại các sinh hoạt của VAWA và được Đại Hội Bất Thường đề cử Xử Lý Thường Vụ Chức Vụ Chủ Tịch để thực hiện các công tác tái tổ chức đó cho tới ngày Đại Hội Thường Niên.

Tại Đại Hội Thường Niên Kỳ Thứ 17, anh Ambrose Đinh Quốc Hùng được đề cử vào chức vụ Chủ Tịch cho nhiệm kỳ 2007-2009 để tiếp nối những cải tổ cần thiết cho sự tồn tại của VAWA. Cũng trong kỳ Đại Hội này, danh xưng tiếng Việt của tổ chức đã được đồng thuận đổi lại là HIỆP HỘi AN SINH XÃ HỘi VIỆT ÚC.

Từ đầu năm 2010, Chương Trình Hỗ trợ Thanh Thiếu Niên Vô Gia Cư (HYSW) được Bộ Gia Đình và Dịch Vụ Cộng Đồng thay thế bằng Chương Trình “Can Thiệp Sớm và Sắp Xếp Biện Pháp Ngăn Ngừa” (Early Intervention and Placement Prevention Program - EIPP), anh Ái tiếp tục đảm nhiệm công tác điều hành chương trình mới này cho tới giữa năm 2010 thì xin từ nhiệm và được tạm thời thay thế bởi chị Kim Anh cho tới khi hoàn tất việc tuyển mộ nhân viên mới. Anh Phan An được tuyển và bắt đầu làm việc vào tháng 7 năm 2011. Sau sáu tháng, anh An từ chức và chị Kim Anh lại tiếp tục tạm thế chờ tuyển mộ nhân viên mới. Anh Phạm Văn Duyệt được thu nhận và chính thức nhận nhiệm vụ từ Tháng 7 năm 2012 cho tới nay.

Sáu năm qua đi, Hiệp Hội Anh Sinh Xã Hội Việt Úc đã thành công trong việc củng cố nội bộ, ổn định và phát triển tổ chức, chấn chỉnh phương thức sinh hoạt để đạt được hiệu quả tối đa và cung ứng hữu hiệu tất cả những dịch vụ theo đúng tiêu chuẩn của các cơ quan tài trợ cho các Thanh Thiếu Niên Việt Nam và Gia Đình đang gặp khó khăn và có thể rơi vào tình trạng hiểm nghèo bất ổn. Hiệp Hội An Sinh Xã Hội Việt Úc sinh hoạt vững vàng với một Ban Chấp Hành gồm những nhân vật có khả năng chuyên môn cao, đầy nhiệt huyết và sẵn sàng hy sinh cho sự sinh tồn của tổ chức. Cùng với Ban Chấp Hành, Hiệp Hội còn được sự cộng tác của những Nhân Viên có khả năng, tận tụy và trung thành giúp cho các tác vụ của Hội tiến hành dễ dàng và đạt hiệu quả tối đa. Chính những hy sinh tốt đẹp này đã khiến một số các Thiện Nguyện Viên phấn khởi “nhập ngũ” tiếp tay góp sức cho các công tác của Hiệp Hội. Sự tiếp tay của các Thiện nguyện viên Nguyễn Thị Mỹ Trang (Hành Chánh/Huấn Luyện), Phạm Quang Huy (Tâm Lý Gia – Psychologist), Huỳnh Thương, Trần Ngọc Triết, Phan Trung Sanh, Vũ Trường Giang (Thanh Niên Thể Thao) giúp sinh hoạt của Hiệp Hội ngày càng khởi sắc. Đặc biệt sự đóng góp quí giá vô vị lợi của ba nhà thiết kế trang mạng, quí anh Vũ Thế Khôi, Chu Hoàng Chương và chị Đoàn Thị Đoan Trang mà nay VAWA đã có được một trang mạng - http://vawa.org.au/- hầu phổ biến những tin tức, những hướng dẫn cần thiết cho các Thanh Thiếu Niên và Gia Đình Việt Nam trong vấn đề hội nhập vào xã hội mới này.

Mặc dù ngân khoản tài trợ bị cắt, nhưng với tinh thần tự nguyện, Hiệp Hoội vẫn tiếp tục giúp đỡ cho đồng hương và những người Tị Nạn Việt Nam mới tới trong các vấn đề về định cư và di trú mà trước đây vẫn thực hiện qua chương trình của Bộ Di Trú và Quốc Tịch, đồng thời thực hiện những sinh hoạt nhằm mang lại những liên hệ hài hoà đối với các Cộng Đồng bạn.

VAWA, ngày 01 tháng 3 năm 2013

Chủ Tịch Hiệp Hội  

 

     
              

TIN CỘNG ĐỒNG

 

NVS NEWS

NguoiViet Sydney NEWS

Bấm vào Link trên đây hoặc bấm vào LOGO NVSN để xem tất cả các Video của NVSN từ số 1 đến số mới nhất hiện thời của năm 2023.


TIN CỘNG ĐỒNG

Từ 2020 cho đến nay 2023

Mời xem Video NGÀY QUỐC HẬN 30/04/2023 tại CANBERRA

Biểu tình trước tòa đại sứ việt cộng, 30/4/2023

 

Bài Mới Đăng

VĂN THƯ 2/6/2023

Gửi Huỳnh Xem: Phải triệu tập gấp một phiên họp

+ View

THÔNG BÁO TUYỂN NHÂN

Thời hạn nộp đơn: chấm dứt ngày 19/06/2023 

+ View

Phiên Tòa ngày 30/05/2023

Mời theo dõi tường trình của NguoiVvietSydney

+ View

THÔNG BÁO ngày 29/05/2023

Chỉ có luật sư đôi bên ra Tòa để xin chuẩn y

+ View

NGÀY QUỐC HẬN 30/04/2023

Trời lạnh khoảng 11-12 độ, tuy thế đã có khoảng

+ View

COVID-19 affects

Most infected people will develop mild to

+ View

TIN CỘNG ĐỒNG

Tin Cộng Đồng

+ View

20/8/2022 Lễ Thượng Kỳ

Hội Cựu Quân Nhân QLVNCH/NSW sẽ tổ chức LỄ

+ View

GS Nguyễn Xuân Vinh qua

GS Nguyễn Xuân Vinh, cựu tư lệnh Không Quân VNCH,

+ View

AmDuongLich
GoTiengViet

          LearnEnglish

Học Tiếng Anh

Thời Sự

VĂN THƯ 2/6/2023

Gửi Huỳnh Xem: Phải triệu tập gấp một phiên họp HĐTV&GS để ...

NGÀY QUỐC HẬN 30/04/2023

Trời lạnh khoảng 11-12 độ, tuy thế đã có khoảng 1000 người ...

20/8/2022 Lễ Thượng Kỳ Kỷ ...

Hội Cựu Quân Nhân QLVNCH/NSW sẽ tổ chức LỄ THƯỢNG KỲ tại ...

GS Nguyễn Xuân Vinh qua đời

GS Nguyễn Xuân Vinh, cựu tư lệnh Không Quân VNCH, qua đời ở ...

THƯ NGỎ 9/5/2022

Những người này lấy quyền gì mà quyết định việc của CĐ.

Biểu Tình 30/04/2022 tại ...

NSW, ngày 8 tháng 4 năm 2022. Ký tên:   Nguyễn Thị Kim ...

Xã Hội

Đau Thắt Lưng

Đau lưng có thể là cấp tính hoặc kinh niên. Khi đã bị một ...

Cảm thấy Khỏe hoặc Yếu

Sức khỏe là trạng thái của cơ thể với sự toàn vẹn về thể chất, ...

Cách phòng virus Corona

Hình thức lây nhiễm corona virus phổ biến nhất là do chạm, ...

Luật An Ninh Mạng nghiêm ...

Những người quyền cao chức trọng được quyền.. ẩn danh hèn nhát ...

Văn Thơ Nhạc

Sớ Táo Quân 2021

Khải tấu Thượng Đế. Tháng chạp hăm ba. Canh Tý sắp qua. Tân ...

Sớ Táo Quân 2019

Núi rừng biển đảo Trả lại dân Nam Cộng Sản Việt Nam ...

Sưu Tầm Lượm Lặt

Trồng Ớt Nhiều Trái

Mỗi cây ớt được chăm sóc kỹ có thể có tuổi thọ đến 5 năm và ...

Hoa Giấy nở đầy hoa

Mời xem video của anh Hai Lúa, trồng và ghép cây hoa giấy ...

Món Ngon Gia Đình

Thịt Heo Quay Dòn

Món thịt heo quay vàng ươm, giòn rụm thật ngon và hấp dẫn.

Bún Thịt Nướng

Một tô bún thịt nướng thơm ngon với đầy đủ các loại gia vị ...

BÁNH DẦY

Món bánh dễ làm và rất tiện lợi để xử dụng bất cứ khi nào và ...

CÁCH CẮT BÁNH TÉT/BÁNH ...

Qúy bạn đã thử cắt bánh bằng dao bọc plastic food ...